Dự thảo quy chế điện mặt trời, điện gió từ 2021 của Việt Nam

Dự thảo quy chế điện mặt trời, điện gió từ 2021 của Việt Nam

    [Nguồn Sơn Trần, Sofar Solar]

    Dự thảo quy chế điện mặt trời, điện gió từ 2021 của Việt Nam

    Cuối tháng 8 năm 2021, Bộ Công Thương đã giới thiệu Dự thảo Quyết định Quy định về phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Quy định này khá toàn diện. Chúng tôi xin chia sẻ nội dung của Dự thảo nhưng chưa có Chương 3: Quy định về điện mặt trời áp mái

    Bottlenecks in Vietnam's renewable energy development

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số: /2021/QĐ-TTg Hà Nội, ngày tháng năm 2021

    QUYẾT ĐỊNH

    Quy định về phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

    Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

    Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

    Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

    Căn cứ Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư;

    Căn cứ Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của

    Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

    Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Phạm vi điều chỉnh

    Quyết định này quy định về phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời và điện gió.

    2. Đối tượng áp dụng

    Quyết định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển dự án điện mặt trời nổi, dự án điện mặt trời mặt đất, dự án điện mặt trời mái nhà, dự án điện gió trong đất liền và dự án điện gió trên biển.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    DỰ THẢO 52

    1. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền hoặc tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của các tổ chức nêu trên theo quy định của pháp luật.

    2. Bên bán điện là tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió hoặc tổ chức, cá nhân tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nêu trên theo quy định của pháp luật.

    3. Dự án điện mặt trời là dự án sản xuất điện từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng.

    4. Dự án điện mặt trời nổi là dự án điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên cấu trúc nổi trên mặt nước.

    5. Dự án điện mặt trời mặt đất là dự án điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên các khung giá đỡ gắn trên mặt đất.

    6. Điện mặt trời mái nhà là hệ thống gồm các thiết bị điện được liên kết với nhau và có tiêu chí như sau:

    a) Tấm quang điện được lắp đặt trên mái của công trình xây dựng có công năng sử dụng là nhà ở hoặc công trình xây dựng có tính chất kết cấu dạng nhà, có công năng, mục đích sử dụng độc lập.

    b) Đấu nối vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.

    7. Dự án điện gió là tổ hợp đồng bộ của các tua bin gió, máy phát điện, các thiết bị đồng bộ và kết cấu xây dựng khác sử dụng năng lượng gió để phát điện.

    8. Dự án điện gió trong đất liền là các dự án điện gió có vị trí tâm của tuabin điện gió được xây dựng và vận hành trên đất liền và vùng đất ven biển có ranh giới ngoài là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm).

    9. Dự án điện gió trên biển là các dự án điện gió có tuabin điện gió được xây dựng và vận hành nằm ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) ra ngoài khơi hoặc dược xây dựng trên đảo và vùng biển ven đảo.

    10. Giá bán điện là giá hợp đồng mua bán điện của dự án điện mặt trời và điện gió tại năm cơ sở, bao gồm giá cố định bình quân và giá vận hành, bảo dưỡng, được xác định theo phương pháp xác định giá phát điện và hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương quy định.

    11.Năm cơ sở là năm Tổng mức đâu tư hoặc Tổng mức đâu tư điều chỉnh dự án sử dụng để tính toán giá phát điện được phê duyệt.

    12. Nhà đâu tư trúng thâu là nhà đâu tư thực hiện thủ tục đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư và được lựa chọn trên cơ sở kết quả đánh giá hồ sơ dự thâu.

    13. Nhà đâu tư được chấp thuận thực hiện dự án đâu tư là nhà đâu tư thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đâu tư theo quy định của pháp luật về đâu tư.

    Điều 3. Khung giá phát điện mặt trời, điện gió và giá bán điện áp dụng3 cho dự án điện mặt trời, điện gió

    Định kỳ trước ngày 30 tháng 9 năm N, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành khung giá phát điện mặt trời và điện gió bao gồm mức giá tối đa và mức giá tối thiểu tương ứng với từng loại hình nhà máy điện mặt trời và nhà máy điện gió theo nguyên tắc sau:

    a) Khung giá phát điện mặt trời để áp dụng cho hoạt động tổ chức lựa chọn nhà đâu tư của cơ quan có thẩm quyền đối với các dự án điện mặt trời có thời điểm vào vận hành thương mại kể từ năm N đến năm (N+1).

    b) Khung giá phát điện điện gió để áp dụng cho hoạt động tổ chức lựa chọn nhà đâu tư của cơ quan có thẩm quyền đối với các dự án điện gió có thời điểm vào vận hành thương mại kể từ năm N đến năm (N+3).

    1. Trước ngày 31 tháng 12 năm N, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện và hoàn thành việc lựa chọn nhà đâu tư.

    2. Khung giá điện mặt trời và điện gió được dùng để đàm phán giá bán điện, ký hợp đồng mua bán điện giữa nhà đâu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận thực hiện dự án đâu tư hoặc nhà đâu tư trúng thâu với Bên mua điện là khung giá được ban hành trong Năm cơ sở.

    3. Giá bán điện áp dụng đối với nhà thâu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận thực hiện dự án đâu tư hoặc nhà đâu tư trúng thâu phải đảm bảo nguyên tắc sau:

    - Giá bán điện bằng tiền Việt Nam (đồng/kWh).

    - Phương pháp xác định giá phát điện và thời gian áp dụng phù hợp quy

    định về phương pháp xác định giá điện và hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành.

    CHƯƠNG II.

    Phát triển dự án điện mặt trời và điện gió

    Điều 4. Danh mục dự án

    1. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 năm N - 1, UBND tỉnh hoàn thành công tác phê duyệt Danh mục dự án đâu tư điện mặt trời và điện gió để làm cơ sở lựa chọn nhà đâu tư trong năm N. Danh mục dự án đâu tư điện mặt trời và điện gió bao gồm các dự án được phê duyệt chủ trương đâu tư hoặc trong danh mục đâu tư quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

    2. Đối với các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đâu tư, cơ quan có thẩm quyền thực hiện trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đâu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về đâu tư. Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đâu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đăng ký đâu tư xác định yêu câu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và đưa vào Danh mục dự án.4

    3. Đối với các dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đâu tư theo quy định của pháp luật về đâu tư, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất Danh mục đâu tư phát triển điện mặt trời, điện gió gửi cơ quan đăng ký đâu tư tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục dự án.

    4. Cơ sở lập và phê duyệt chủ trương đâu tư và danh mục dự án

    Cơ sở lập và phê duyệt chủ trương đâu tư và danh mục dự án thực hiện theo quy định hiện hành và trên cơ sở các tài liệu sau đây:

    - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Kế hoạch thực hiện quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Quy hoạch tỉnh.

    5. Nội dung đề xuất các dự án phát triển điện mặt trời và điện gió trong

    Danh mục dự án trên địa bàn Tỉnh bao gồm: tên dự án; mục tiêu đâu tư; phương án đấu nối, tiến độ vào vận hành phát điện; quy mô đâu tư; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, vốn đâu tư; phương án huy động vốn; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án; mục đích sử dụng đất; ngôn ngữ đăng tải danh mục dự án; phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững của dự án đâu tư; yêu câu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư.

    6. Trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đâu tư của dự án hoặc xem xét để phê duyệt Danh mục dự án đâu tư phát triển điện mặt trời, điện gió, cơ quan có thâm quyền gửi hồ sơ lấy ý kiến đến các cơ quan, đơn vị sau đây:

    - Ý kiến của Bộ Công Thương đối với nội dung về sự phù hợp của dự án đâu tư với quy hoạch phát triển điện lực;

    - Ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về: quy mô công suất phát triển; phương án đấu nối; xác định thời điểm vào vận hành cụ thể của các dự án điện mặt trời đảm bảo phù hợp với phụ tải, tiến độ đâu tư xây dựng hệ thống điện đấu nối, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện và hiệu quả chung của hệ thống điện quốc gia;

    - Ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan theo quy định hiện hành.

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đâu tư của dự án hoặc trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Danh mục dự án, trên cơ sở quy hoạch phát triển điện lực, tiến độ đâu tư xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải, nhu câu phụ tải và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ý kiến trả lời cơ quan có thẩm quyền/UBND cấp tỉnh về các nội dung nêu trên.

    7. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành về quy mô công suất phát triển, phương án đấu nối và thời điểm vào vận hành cụ thể của các dự án và các ý kiến khác nêu tại khoản 6 Điều này, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, Cơ quan có thẩm quyền rà soát, điều chỉnh và5 ban hành Quyết định phê duyệt chủ trương đâu tư và Danh mục dự án, đảm bảo phù hợp với ý kiến Bộ, ngành về quy mô công suất dự án, phương án đấu nối và thời điểm vào vận hành của dự án.

    8. Trên cơ sở Danh mục dự án được phê duyệt, UBND cấp tỉnh tổ chức công bố, đăng tải Danh mục dự án đâu tư phát triển điện mặt trời và điện gió theo quy định hiện hành. Nội dung công bố thông tin gồm:

    a) Tên dự án; mục tiêu đâu tư; phương án đấu nối quy mô đâu tư; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, vốn đâu tư; phương án huy động vốn; dự kiến thời gian vào vận hành của dự án.

    b) Thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, diện tích khu đất thực hiện dự án, mục đích sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;

    c) Yêu câu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư;

    d) Thời hạn để nhà đâu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án;

    e) Nhà đâu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thâu quốc gia;

    g) Các thông tin khác (nếu cân thiết).

    Điều 5. Đăng ký tham gia phát triển dự án và đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư

    1. Yêu câu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư và đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư.

    a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư bao gồm năng lực tài chính, khả năng thu xếp vốn, năng lực và kinh nghiệm triển khai thực hiện dự án điện và cơ sở hạ tâng. Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh.

    b) Nhà đâu tư đảm bảo vốn chủ sở hữu tối thiểu 20%. Trường hợp liên danh, nhà đâu tư đứng đâu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh.

    c) Số lượng các dự án trong lĩnh vực năng lượng hoặc trong lĩnh vực kết cấu hạ tâng mà nhà đâu tư tham gia với vai trò là nhà đâu tư góp vốn chủ sở hữu (với tỷ lệ góp vốn tối thiểu 50% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang đề xuất) hoặc nhà thâu chính (với giá trị phần công việc tham gia tối thiểu tương đương 30% khối lượng công việc của dự án đang đề xuất) tối thiểu là 03 dự án.

    2. Căn cứ Danh mục dự án được công bố, nhà đâu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ quan tâm đăng ký phát triển dự án với cơ quan đăng ký đâu tư.

    3. Chuẩn bị, nộp và đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư áp dụng quy định tại Điều 13 Nghị định 25 và khoản 6, Điều 108, Nghị định 31 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định 25.

    Điều 6. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện mặt trời, điện gió6

    1. Dự án đâu tư thuộc diện chấp thuận nhà đâu tư quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 29 Luật Đâu tư thực hiện trình tự, thủ tục về chấp thuận chủ trương đâu tư và chấp thuận nhà đâu tư theo quy định hiện hành.

    2. Dự án đâu tư thuộc diện đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư thuộc Danh mục dự án tại Quyết định phê duyệt Danh mục dự án hoặc Quyết định phê duyệt chủ trương đâu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện quy trình đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư phát triển dự án theo quy định hiện hành.

    Điều 7. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

    1. Căn cứ Danh mục dự án được UBND cấp tỉnh phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền thực hiện trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và công bố Kế hoạch lựa chọn nhà đâu tư dự án điện mặt trời, điện gió, tổ chức đấu thâu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đâu tư theo quy định hiện hành.

    2. Căn cứ lập Kế hoạch lựa chọn nhà đâu tư

    a) Quyết định phê duyệt Danh mục dự án hoặc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;

    b) Kết quả đánh giá về kinh nghiệm, và năng lực sơ bộ của các nhà đâu tư theo quy định tại Điều 5;

    c) Các văn bản có liên quan.

    3. Quy trình đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư bao gồm các bước cơ bản sau:

    a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đâu tư, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thâu;

    b) Tổ chức lựa chọn nhà đâu tư, gồm: mời thâu, phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thâu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thâu; mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

    c) Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, gồm: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đâu tư đáp ứng yêu câu về kỹ thuật.

    d) Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, thương mại, gồm: mở hồ sơ đề xuất về tài chính, thương mại; Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính, thương mại; Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, thương mại và xếp hạng nhà đâu tư.

    đ) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đâu tư.

    e) Hoàn thiện và ký Hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    g) Đàm phán, hoàn thiện và ký Hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện.

    4. Hồ sơ mời thâu bao gồm các nội dung theo quy định hiện hành và đảm bảo có các nội dung sau đây:

    a) Thông tin cơ bản về dự án: quy mô dự án (MW), tọa độ vị trí dự án; phương án đấu nối dự án; thời gian vào vận hành; sơ bộ hiện trạng sử dụng đất; yêu câu về tiến độ, yêu câu thực hiện dự án; sơ bộ tổng mức đâu tư.

    b) Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đâu tư;

    c) Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá kỹ thuật, công nghệ cho đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư thực hiện theo quy định hiện hành và đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Quyết định này.

    d) Tiêu chuẩn và phương pháp tài chính – thương mại thực hiện theo quy định hiện hành và đảm bảo có các nội dung về: khung giá phát điện, yêu câu đề xuất tỷ lệ giảm tối thiểu giá bán điện, yêu câu về đàm phán giá điện, nguyên tắc của giá điện áp dụng phù hợp quy định tại Điều 3 và Điều 11 Quyết định này và quy định về phương pháp xác định giá phát điện và hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành.

    đ) Hợp đồng dự án giữa UBND Tỉnh và nhà đâu tư trúng thâu. Nội dung Hợp đồng dự án thực hiện theo quy định hiện hành và đảm bảo có các nội dung sau:

    - Thời gian thực hiện Hợp đồng dự án gồm: thời gian xây dựng, thời điểm vào vận hành và thời hạn hoạt động của dự án đâu tư.

    - Cam kết của nhà đâu tư về tỷ lệ giảm giá điện tối thiểu đối với nhà đâu tư trúng thâu.

    - Quy định về các trường hợp điều chỉnh tiến độ dự án phù hợp với quy định tại Điều 15 Quyết định này.

    - Quy định về các trường hợp thu hồi quyết định lựa chọn nhà đâu tư theo quy định hiện hành và quy định tại Khoản 4, Điều 12 Quyết định này.

    - Nội dung Hợp đồng dự án không được mâu thuẫn với mẫu Hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành.

    Điều 8. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

    1. Nhà đâu tư tham dự thâu phải đảm bảo độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thâu tư vấn, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thâu theo quy định hiện hành.

    2. Đối với nhà đâu tư được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp:

    a) Công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty mẹ, các công ty con liên danh với nhau chỉ được tham dự trong một hồ sơ dự thâu.

    b) Nhà đâu tư tham dự thâu với nhà thâu tư vấn lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (trừ trường hợp dự án do nhà đâu tư đề xuất), hồ sơ mời thâu không có mối quan hệ công ty mẹ, công ty con.

    Điều 9. Phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

    Tổ chức đấu thâu áp dụng quy trình đấu thâu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Nhà đâu tư nộp Hồ sơ dự thâu bao gồm Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại đồng thời, riêng biệt theo yêu câu của Hồ sơ mời thâu. Việc mở thâu được tiến hành hai lân, Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thâu. Nhà đâu tư đáp ứng yêu câu về kỹ thuật sẽ được mở Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại để đánh giá.

    Điều 10. Tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và phương pháp đánh giá hồ sơ kỹ thuật, công nghệ đối với các dự án điện mặt trời và điện gió

    1. Các dự án điện mặt trời đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ cơ bản sau:

    - Dự án có phương án đấu nối phù hợp, có thời gian vào vận hành theo đúng tiến độ yêu câu.

    - Thiết bị chính của dự án điện mặt trời phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế (IEC) hoặc tiêu chuẩn chất lượng tương đương, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

    - Hiệu suất tấm quang điện đạt tối thiểu 19% đối với công nghệ silicon tinh thể và 18% đối với công nghệ màng mỏng (thin-film).

    - Suất sử dụng đất có thời hạn đối với dự án điện mặt trời không được vượt quá 1ha/MW, đối với dự án điện gió có vị trí turbine trong đất liền không được vượt quá 0,35 ha/MW.

    - Mật độ năng lượng đối với dự án điện gió có vị trí turbine trong vùng biển 6 hải lý không được thấp hơn 4,0 MW/km2.

    2. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu câu không được thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật.

    Điều 11. Phương pháp đánh giá hồ sơ tài chính – thương mại cho đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

    1. Căn cứ vào khung giá phát điện mặt trời, điện gió được Bộ Công Thương ban hành, trong hồ sơ dự thâu, nhà đâu tư đề xuất tỷ lệ giảm giá bán điện tối thiểu so với giá trân tại khung giá phát điện. Tỷ lệ giảm giá tối thiểu đề xuất đã phải bao gồm thư giảm giá và các điều chỉnh sai sót, sai lệch (nếu có).

    2. Nhà đâu tư có hồ sơ dự thâu được đánh giá đáp ứng yêu câu về kỹ thuật thì căn cứ vào Tỷ lệ giảm giá tối thiểu (so với giá trân) đề xuất (sau khi điều chỉnh các sai sót, sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá) để so sánh và xếp hạng. Nhà đâu tư có Tỷ lệ giảm giá tối thiểu (so với giá trân) đề xuất (sau khi điều chỉnh các sai sót, sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá) lớn nhất được xếp hạng thứ nhất.

    3. Nguyên tắc xét duyệt trúng thâu:

    - Có hồ sơ dự thâu hợp lệ;

    - Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu câu;

    - Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu câu;

    - Có Tỷ lệ giảm giá tối thiểu (so với giá trân) đề xuất (sau khi điều chỉnh các sai sót, sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá) lớn nhất.

    Điều 12. Đàm phán, hoàn thiện và ký Hợp đồng dự án

    1. Nhà đâu tư trúng thâu thực hiện đàm phán, ký Hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.

    2. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đâu tư. Đối với trường9 hợp đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư, sau khi người có thẩm quyền quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đâu tư, bên mời thâu mời nhà đâu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng.

    3. Nguyên tắc và nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dự án

    a) Không tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng đối với các nội dung mà nhà đâu tư đã chào thâu theo đúng yêu câu của hồ sơ mời thâu.

    b) Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thâu.

    c) Đàm phán, hoàn thiện về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thâu và hồ sơ dự thâu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thâu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

    d) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đâu tư

    (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án.

    Điều 13. Đàm phán giá điện và ký Hợp đồng mua bán điện

    1. Căn cứ Quyết định chấp thuận nhà đâu tư hoặc Quyết định phê duyệt lựa chọn nhà đâu tư phát triển dự án điện mặt trời, điện gió của cơ quan có thẩm quyền và Hợp đồng dự án ký kết với cơ quan có thẩm quyền, nhà đâu tư lập Hồ sơ đàm phán giá điện và đề nghị ký hợp đồng mua bán điện và gửi Tập đoàn

    Điện lực Việt Nam.

    2. Hồ sơ đàm phán giá điện, phương pháp xác định giá phát điện, thủ tục, trình tự đàm phán giá điện và ký Hợp đồng mua bán điện thực hiện theo quy định

    do Bộ Công Thương ban hành. Đảm bảo các nội dung sau đây:

    a) Đối với dự án trúng thâu, chênh lệch về giá điện xác định sau đàm phán để áp dụng cho dự án điện mặt trời, điện gió so với giá tối đa tại khung giá phát điện có giá trị tương đối (%) lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ giảm giá so với mức giá tối đa tại khung giá phát điện ban hành năm N-1 được đề xuất tại hồ sơ dự thầu và không vượt quá mức giá tối đa tại khung giá phát điện được ban hành tại Năm cơ sở.

    b) Thời điểm đấu nối vào vận hành dự án phù hợp Quyết định phê duyệt Danh mục dự án đâu tư hoặc Quyết định phê duyệt chủ trương đâu tư. Tùy thuộc vào khả năng giải tỏa công suất của hệ thống điện, hai bên có thể thỏa thuận lại thời điểm đấu nối vào vận hành dự án tuy nhiên không được vượt quá năm N+1 đối với dự án điện mặt trời hoặc N+3 đối với dự án điện gió.

    3. Trong vòng 12 tháng đối với dự án điện mặt trời hoặc 24 tháng đối với dự án điện gió kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt lựa chọn nhà đâu tư trúng thâu đối với nhà đâu tư tham gia đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư theo Quyết định này hoặc kể từ ngày hiệu lực của Quyết định này đối với nhà đâu tư đã được lựa chọn trước thời điểm hiệu lực của Quyết định này, nhà đâu tư và Bên mua điện hoàn thành thỏa thuận về giá điện và ký Hợp đồng mua bán điện.

    4. Trường hợp không đạt được thỏa thuận về giá điện với Bên mua điện trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, Nhà đâu tư có trách nhiệm báo cáo10 cơ quan có thẩm quyền. UBND tỉnh thực hiện chấm dứt Hợp đồng dự án và thu hồi Quyết định lựa chọn nhà đâu tư.

    5. Trong các trường hợp sau đây, nhà đâu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án (đối với nhà đâu tư trúng thâu) hoặc bảo đảm thực hiện dự án đâu tư (đối với nhà đâu tư được chấp thuận thực hiện dự án):

    a) Các trường hợp theo quy định tại pháp luật về đấu thâu và đâu tư.

    b) Trường hợp không đạt được thoả thuận về giá điện và ký kết Hợp đồng mua bán điện do Nhà đâu tư, Doanh nghiệp dự án vi phạm nội dung tại Điểm a khoản 2 Điều này.

    Điều 14. Thực hiện và vận hành dự án đầu tư

    1. Dự án điện mặt trời, điện gió chỉ được khởi công và thi công xây dựng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về quản lý đâu tư xây dựng và có Hợp đồng mua bán điện đã ký với Bên mua điện.

    2. Nhà đâu tư của dự án điện mặt trời, điện gió thực hiện quy trình, thủ tục đâu tư phát triển dự án, thử nghiệm, hoàn thành, nghiệm thu và vận hành công trình phù hợp quy định của pháp luật về đâu tư, xây dựng, hoạt động điện lực, đất đai, an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 15. Điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư

    Đối với các dự án được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đâu tư và bị chậm thời điểm vào vận hành thương mại của dự án so với năm vào vận hành đã cam kết tại Quyết định lựa chọn nhà đâu tư, trừ trường hợp bất khả kháng được quy định theo pháp luật hiện hành và trong Hợp đồng dự án và Hợp đồng mua bán điện, mức giá bán điện áp dụng cho dự án điện mặt trời, điện gió của các dự án này là mức giá bán điện được điều chỉnh giảm tương ứng theo tỷ lệ giảm giá giữa mức giá tối đa của Năm cơ sở so với mức giá tối đa của Năm dự án vào vận hành thực tế.

    Điều 16. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư

    1. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đâu tư thực hiện theo quy định tại

    Điều 80 Nghị định 25;

    2. Trường hợp có từ hai (02) nhà đâu tư trở lên đề xuất dự án với tỷ lệ giảm giá so với giá trân nhiều nhất và bằng nhau, nhà thâu có điểm kỹ thuật xếp hạng cao hơn được mời vào thương thảo và ký hợp đồng dự án.

    3. Trường hợp có từ hai (02) nhà đâu tư trở lên đề xuất dự án với tỷ lệ giảm giá so với giá trân nhiều nhất và bằng nhau và điểm kỹ thuật bằng nhau, tổ chức mời các nhà đâu tư này đề xuất lại tỷ lệ giảm giá điện để xác định, lựa chọn đề xuất có tỷ lệ giảm giá điện nhiều nhất. Thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá dự thâu không quá 10 ngày, kể từ ngày bên mời thâu gửi văn bản đề nghị chào lại tỷ lệ giảm giá tại hồ sơ dự thâu.

    CHƯƠNG III

    Phát triển dự án điện mặt trời mái nhà

    CHƯƠNG IV

    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

    Ban hành khung giá phát điện mặt trời, điện gió và quy định phương pháp xác định giá phát điện và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời, điện gió. Tổ chức, phổ biến và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này; Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Điều 18. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

    1. Phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh đối với các vấn đề về phương án đấu nối, giải tỏa công suất dự án điện mặt trời, điện gió ký Hợp đồng mua bán điện và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình tổ chức đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư.

    2. Ban hành và công khai quy trình, thủ tục, thời gian thực hiện đàm phán hợp đồng mua bán điện.

    3. Thực hiện các trách nhiệm có liên quan trong trường hợp vi phạm Hợp đồng mua bán điện và quy định vận hành hệ thống điện làm ảnh hưởng đến hoạt động đâu tư, vận hành nhà máy điện mặt trời, điện gió.

    4. Đâu tư phát triển hệ thống lưới điện tiếp nhận và giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời, điện gió được lựa chọn phát triển, đảm bảo tiến độ trong quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Điều 19. Trách nhiệm của UBND các tỉnh

    1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND tỉnh) tổ chức đấu thâu lựa chọn nhà đâu tư đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật hiện hành về đâu tư và đấu thâu.

    2. Chấm dứt hoạt động của dự án đâu tư và thu hồi Quyết định lựa chọn nhà đâu tư khi có vi phạm theo quy định của Quyết định này và quy định hiện hành của pháp luật về đâu tư. Báo cáo Bộ Công Thương các trường hợp vi phạm.

    3. Hướng dẫn, quản lý việc thực hiện bảo đảm dự thâu và bảo đảm thực hiện dự án đâu tư.

    4. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để cung cấp các thông tin cân thiết về quá trình chuẩn bị đâu tư, xây dựng dự án.

    5. Định kỳ trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương tình hình, kết quả thực hiện Quyết định này trên địa bàn tỉnh của năm liền trước.

    Điều 20. Trách nhiệm của nhà đầu tư

    1. Đảm bảo tính trung thực và chịu trách nhiệm pháp lý đối với Hồ sơ dự hâu.

    2. Chịu trách nhiệm thực hiện dự án đâu tư theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan; đảm bảo tiến độ thực hiện dự án tại Quyết định lựa chọn nhà đâu tư, Hợp đồng dự án, Hợp đồng mua bán điện và quyết định của các cấp có thẩm quyền.

    3. Tuân thủ quy định về điều độ và vận hành hệ thống điện, quy định hệ thống điện phân phối, hệ thống đo đếm và các quy định khác có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    4. Tuân thủ và đảm bảo yêu câu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy theo quy định hiện hành.

    CHƯƠNG VI

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

    Các nhà đâu tư thuộc đối tượng sau đây tiến hành đàm phán giá bán điện để phát triển dự án và ký hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Điều 3, Điều 13 và Điều 15 Quyết định này:

    1. Nhà đâu tư thuộc đối tượng quy định chuyển tiếp tại Điều 77 Luật Đâu tư.

    2. Nhà đâu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đâu tư phát triển dự án theo quy định của pháp luật về đâu tư.

    Điều 22. Hiệu lực thi hành

    Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……tháng …… năm 2021.

    Điều 23. Trách nhiệm thi hành

    1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này./.

     

    THỦ TƯỚNG

    Phạm Minh Chính

     

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Tổng Bí thư;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Tòa án nhân dân tối cao;

    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán nhà nước;

    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

    - Ngân hàng Chính sách xã hội;

    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

    - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

    các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

    - Lưu: VT, CN (2b).

    Zalo
    Hotline