Hướng mở cho ngành năng lượng Việt Nam theo QH8 mới nhất. Vietnam Net Zero 2050 trở nên rất khả thi và cơ hội cho nhà đầu tư NLTT

Hướng mở cho ngành năng lượng Việt Nam theo QH8 mới nhất. Vietnam Net Zero 2050 trở nên rất khả thi và cơ hội cho nhà đầu tư NLTT

    Hướng mở cho ngành năng lượng Việt Nam theo QH8 mới nhất. Vietnam Net Zero 2050 trở nên rất khả thi và cơ hội cho nhà đầu tư NLTT

    Lê Ngọc Ánh Minh

    TP Hồ Chí Minh, Ngày 16 tháng 10 năm 2022

    Tờ trình 6328/TTr-BCT đề ngày 13 tháng 10 năm 2022 được Bộ Công Thương gửi cho Chính Phủ có nhiều hướng mở khá tích cực cho nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo. Sau nhiều lần chỉnh sửa, có lẽ phiên bản QH Điện 8 này là tốt nhất, vừa giải quyết vấn đề 'điện than', giải quyết tồn đọng các dự án solar và wind đã triển khai và tạo hướng mở cho đồng đốt viên nén/hydrogen trong các dự án điện than, điện khí đang hoạt động.

            Hình ảnh buổi ký kết hợp tác giữa Công ty TNHH Pacific Group và Next Energy Co Ltd cho nghiên cứu khảo sát triển khai dự án điện mặt trời thế hệ mới theo phương thức sản xuất độc lập tại Việt Nam

    Hướng mở rất tốt cho điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời cánh đồng và điện gió xa bờ: đó là hướng tự cung tự tiêu, nhà đầu tư sẽ không bị cuốn vào cơ chế 'quy hoạch' tốn kém nhiều thời gian theo đuổi, vận động mà sẽ chủ động tìm thị trường (trong nước và xuất khẩu) khi đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo. Nhiên liệu sạch như hydrogen, amonia sẽ được đầu tư sản xuất từ nguồn điện gió xa bờ và điện mặt trời nổi, điện mặt trời đại dương.

    Với lợi thế về bờ biển dài, Việt Nam chúng ta có thể thiết lập một chiến lược năng lượng đại dương dài hạn, qua đó khai thác điện gió xa bờ, điện sóng, hải lưu để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhiên liệu đi các nước phát triển dựa trên thế mạnh về chi phí sản xuất thấp của Việt Nam. Chúng ta cũng cần một chiến lược nghiên cứu và phát triển công nghệ về hydro, amonia và công nghệ tàu chở nhiên liệu sạch thế hệ mới cũng như các trạm nạp vào bờ.

    Zalo
    Hotline