ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ HYDROGEN THUẦN VIỆT CHO TÀU CÁ – HƯỚNG ĐI CHIẾN LƯỢC CHO NGHỀ CÁ BỀN VỮNG VÀ HÀNH TRÌNH NET ZERO 2050
Trong hành trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050) và phát triển nghề cá bền vững, Việt Nam đang ghi dấu một đột phá công nghệ đáng chú ý: triển khai hệ thống sản xuất và ứng dụng hydro xanh hoàn toàn do Việt Nam làm chủ – trên tàu cá truyền thống.
Thực trạng và cơ hội chuyển đổi
Hiện có hơn 2,5 triệu tàu cá tại khu vực ASEAN, phần lớn sử dụng động cơ cũ, hiệu suất thấp, phát thải lớn và tiêu tốn tới 45–60% chi phí cho nhiên liệu. Riêng tại Việt Nam, hơn 100.000 tàu cá đang phát thải gần 900.000 tấn CO2 mỗi tháng – tạo áp lực lớn cho môi trường biển và kinh tế nghề cá.
Công nghệ hydrogen đột phá – nền tảng do người Việt phát triển
Đứng sau sáng kiến này là đội ngũ nhà khoa học và doanh nhân Việt, dẫn dắt bởi ông Nguyễn Nguyên Quang – Thạc sĩ Công nghệ tại Canada, cùng với Tiến sĩ Dương Miên Ka – giảng viên Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đồng sáng lập nền tảng công nghệ hydrogen IKONOMY. Đây là hệ thống do Việt Nam thiết kế, phát triển và sản xuất, thể hiện năng lực công nghệ nội địa, không phụ thuộc nhập khẩu.
Hệ thống tích hợp – các thành phần thiết bị chính
Giải pháp hydrogen cho tàu cá bao gồm các thiết bị được chế tạo và sản xuất trong nước:
-
Thiết bị điện phân hydro xanh (S-1000, W-1000): Sử dụng năng lượng mặt trời (solar) hoặc năng lượng gió (wind) để sản xuất hydro ngay trên tàu. Công nghệ điện phân hiệu suất cao, an toàn và dễ bảo trì.
-
Thiết bị IoT MARINA: Giám sát lượng nhiên liệu tiêu thụ, cảnh báo sớm rò rỉ khí, dự báo bảo trì, kết nối dữ liệu thời gian thực.
-
Ứng dụng IKONOMY App: Quản lý hệ thống từ xa, đồng bộ hóa dữ liệu hoạt động và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc đánh bắt.
-
Hệ thống thanh toán và tín chỉ carbon Blockchain: Cho phép giao dịch tín chỉ CO2, thanh toán phí bảo trì và nhiên liệu bằng token IKT – một đơn vị thanh toán nội sinh trong hệ sinh thái hydrogen.
Lợi ích kép: Môi trường và kinh tế
Công nghệ này mang lại nhiều giá trị vượt trội:
-
Giảm 30–45% chi phí nhiên liệu
-
Cắt giảm đáng kể lượng khí thải CO2
-
Xây dựng hệ sinh thái dữ liệu nghề cá số hóa
-
Tăng khả năng truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ xuất khẩu thủy sản
-
Ứng dụng blockchain giúp minh bạch hóa giao dịch, khơi thông dòng tiền điện tử cho ngư dân
Lộ trình triển khai tại Việt Nam và mở rộng ra ASEAN
Chương trình thí điểm E-Marine đã bắt đầu tại các địa phương có mật độ tàu cá cao như Quảng Ngãi, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang và Cà Mau, tập trung vào nhóm tàu dài từ 12–24m. Sau giai đoạn thử nghiệm, mô hình sẽ mở rộng trên cả nước và sang các quốc gia ASEAN như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines, nơi có tiềm năng ứng dụng trên hàng triệu tàu cá.
Phù hợp định hướng chính sách quốc gia
Sáng kiến E-Marine không chỉ mang tính công nghệ, mà còn gắn kết chặt chẽ với các chính sách lớn của Việt Nam:
-
Cam kết Net Zero 2050 tại COP26
-
Luật Công nghiệp Số vừa được Quốc hội thông qua – nền tảng pháp lý cho việc triển khai công nghệ số, năng lượng sạch, và blockchain
-
Chiến lược phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng trong ngành hàng hải
Từ sáng kiến công nghệ đến động lực đổi mới khu vực
Công nghệ Hydrogen thuần Việt không chỉ là giải pháp kỹ thuật, mà là bản lĩnh công nghệ Việt, là mô hình mẫu về chuyển đổi năng lượng thông minh, thân thiện với môi trường và thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững. Với tầm nhìn khu vực, công nghệ này mở ra hành lang xanh cho hàng hải ASEAN – nơi Việt Nam giữ vai trò tiên phong trong kinh tế hydro và đổi mới sáng tạo biển.
Liên hệ: Ban Thư ký VAHC theo email: contact@vahc.com.vn