Đề xuất cơ chế đặc thù xây tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Đề xuất cơ chế đặc thù xây tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

    [Vui lòng đăng ký trang Youtube của Pacific Group tại

    https://www.youtube.com/channel/UCAxje1GxiUpZD6MEcR0f5Jg/videos

    Chúng tôi có các buổi chia sẻ về kinh doanh thực tế hàng tuần]

    Đề xuất cơ chế đặc thù xây tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

    Hướng tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.
     
    Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188 km sẽ là hành lang vận tải trục ngang lớn, quan trọng nhất ở khu vực trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Chính phủ vừa có Tờ trình số 156/TTr – CP gửi Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1.

    Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tháng qua, Chính phủ có có tờ trình gửi Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

    Tại tờ trình mới nhất, Chính phủ tiếp tục kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 bằng nguồn vốn đầu tư công.

    Dự án có điểm đầu tại thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang); điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 188,2 km. Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục. 

    Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án vào khoảng 44.691 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 khoảng 35.753 tỷ đồng, năm 2026 khoảng 8.938 tỷ đồng. 

    Chính phủ dự kiến trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, Dự án sẽ được bố trí từ nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách các địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021; năm 2026 từ nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030. 

    Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất tiến hành chuẩn bị dự án năm 2022; khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025. 

    Chính phủ đề xuất phân chia Dự án thành 4 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km57+200) với chiều dài khoảng 57,2 km thuộc 2 tỉnh/thành phố An Giang và Cần Thơ, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 13.799 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 (Km57+200 - Km94+400) với chiều dài khoảng 37,2 km thuộc TP. Cần Thơ, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 9.845 tỷ đồng; Dự án thành phần 3 (Km94+400 - Km131+300) với chiều dài khoảng 36,9 km thuộc tỉnh Hậu Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 9.927 tỷ đồng; Dự án thành phần 4 (Km131+300 - Km188+200) với chiều dài khoảng 56,9 km thuộc 2 tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 11.120 tỷ đồng. 

    Tại tờ trình số 156, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù để triển khai Dự án đúng tiến độ và chất lượng.

    Cụ thể, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép triển khai Dự án theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện như dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công; cho phép các địa phương bố trí ngân sách địa phương tham gia dự án; cho phép phân chia các dự án thành phần theo địa giới hành chính các tỉnh/thành phố. 

    Đặc biệt, Chính phủ đề nghị Quốc hội giao Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng phương án thu phí để thu hồi vốn hoàn trả vào ngân sách trung ương. 

    Zalo
    Hotline