‘Cân’ tín chỉ carbon rừng bù đắp cho phát thải giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh

‘Cân’ tín chỉ carbon rừng bù đắp cho phát thải giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh

    ‘Cân’ tín chỉ carbon rừng bù đắp cho phát thải giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh

    Hiện trạng phát thải giao thông vận tải của Thành phố Hồ Chí Minh

    Theo số liệu của Tạp chí Khoa học Môi trường và Phát triển Quốc tế, Tập 13, Số 6, Tháng 12 năm 2022, tổng lượng phát thải GHG của TP.HCM năm 2019 là 5.272.149 tấn CO2eq/năm. Lượng phát thải GHG chính tại TP.HCM là từ giao thông đường bộ (13.484.958 tấn CO2eq/năm) và khu vực công nghiệp (17.612.942 tấn CO2eq/năm). Xe máy đóng góp lượng phát thải GHG cao nhất (63%) trong số các phương tiện giao thông đường bộ. Ngành Hóa học đóng góp lượng phát thải GHG cao nhất (63%) trong số các ngành công nghiệp, tiếp theo là Sản xuất giấy (17,3%), Dệt may (16,1%) và Sản xuất kim loại (14,7%). Số liệu tại: https://www.ijesd.org/vol13/1402-ijesd-4670.pdf

    TP.HCM ô nhiễm không khí, mù giăng kín: 'Thủ phạm' gây bụi mịn vượt chuẩn  là gì?

     

    Nếu tính riêng giao thông vận tải thì mỗi ngày, Thành phố có hàng trăm phiên tiện sử dụng động cơ đốt trong được đăng ký mới làm cho lượng khí thải tăng trưởng cao. Thành phố đang có kế hoạch lớn là thực hiện khoảng 200 km đường sắt đô thị trong hơn một thập kỷ tới. Dễ nhận ra 200 km đường sắt đô thị sẽ tạo ra lượng phát thải khá lớn, nếu không tích hợp năng lượng sạch vào chiến lược thực hiện 200km metro trong 10 năm tới. Trường hợp nguồn cung điện vận hành metro chưa phải là nguồn điện sạch thì cần tính toán lượng tín chỉ rừng của Thành phố như của Cần Giờ để bù đắp cho lượng năng lượng lớn tiêu thụ khi vận hành 200 km metro này

    Kinh tế tuần hoàn và độc lập về trung hòa carbon

    Việc cân đối tín chỉ carbon tại các khu rừng như  rừng ngập mặn Cần Giờ và các khu vực rừng khác của Thành phố để bù đắp cho phát thải giao thông đô thị cũng như các ngành sản xuất tạo lượng khí nhà kính cao sẽ tạo một điểm mới cho Thành phố khi giới thiệu về Kinh tế tuần hoàn. Đâu đó ở nơi khác, một số điểm giống nhau về kinh tế tuần hoàn có thể được hiểu là tái chế vật liệu, là chuyển hóa khí thải nhà kính từ bể rác (khí metan) thành điện năng. Và đâu đó vẫn cứ phải mua hạn mức phát thải từ nguồn không phát thải để bù đắp. Thành phố có thể mời các chuyên gia cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước chuyên về đo đếm khí thải để làm ra bài toán định lượng về con số phát thải thực tế và dự báo trong 10 năm tiếp theo. Đồng thời, các chuyên gia cá nhân và tổ chức trong nước và quốc tế, vốn nói rất nhiều về tín chỉ carbon, cùng chung tay đo đếm định lượng cho được thành con số cụ thể về lượng tín chỉ cabon rừng, tín chỉ carbon từ các tòa nhà xanh, từ các công xưởng đã chuyển đổi net zero để cân đối xem có bù trừ đủ cho khu vực vẫn phát thải cao theo nhu cầu phát triển kinh tế như ngành vận tải, và các ngành công nghiệp phát thải khác.

    Rừng ngập mặn Cần Giờ - Lá phổi xanh của thành phố

     

    Khu vực Cần Giờ có thể hình thành cảng quốc tế quy mô lớn. Nhà điều hành cần tính toán lượng phát thải cao của khu cảng này và tiên liệu định lượng thật cụ thể xem lượng xe tải, xà lan và tàu lớn ăn hàng ở khu vực có lượng phát thải khá cao, liệu sẽ đủ bù đắp bằng lượng tín chỉ carbon từ rừng ngập mặn của khu vực hay chưa. Nếu chúng ta chỉ quan tâm bán tín chỉ thu tiền trước mắt. Có lẽ về dài hạn, việc mua tín chỉ carbon từ bên ngoài để bù đắp sẽ tạo thâm hụt ngân sách, hoặc doanh nghiệp lại phải đi mua tín chỉ ở khu vực khác để bù đắp.

    Zalo
    Hotline