Ảnh vệ tinh giúp hiểu nhanh sa bôi về cảng Lạch Huyện bằng trực giác
Sử dụng thuyết “ Hướng của dòng sông chảy ra biển “ , bạn chỉ cần biết biên độ thủy triều vùng bờ biển. Nơi nào có biên độ thủy triều cường cao thì dòng sông chảy về hướng đó. Để biết thuyết “ Hướng của dòng sông chảy ra biển “ bạn cần biết công thức tính toán lưu lượng nước chảy qua kênh hở, sau đó giản ước công thức theo nguyên lý độ rộng B của dòng chảy là vô cùng lớn so với độ sâu h (B >>> h). Từ đó tìm ra một hàm Parabola. Hàm đó chỉ rõ khi h thay đổi rất nhỏ thì lưu lượng Q tăng rất nhanh. Vì cao độ mặt nước biển là cao độ trung bình của thủy triều tại nơi nghiên cứu. Nên nơi có biên độ thủy triều cường cao thì nơi đó có chân triều thấp nhất hay là nơi trũng nhất của vùng bờ biển đang nghiên cứu.
Ta còn có cách khác để biết hướng sa bồi khi chảy ra biển tại cửa sông Cấm. Bạn nhìn ảnh vệ tinh do Jica ( Nhật ) chụp đầu thập niên 1990 khi đất nước vừa mở cửa. Dòng nước đục từ sông Cấm qua kênh nhân tạo Đình Vũ để ra biển. Theo lẽ thường tình, cửa biển gần nhất kênh Đình Vũ là cửa Nam Triệu. Đó là đường số 1 màu xanh. Nhưng dòng chảy ra khỏi kênh Đình Vũ lại chảy ngược về hướng Bắc theo đường số 2, 3,4,5 màu đõ.
Để chống sa bồi vào luồng Lạch Huyện, Việt Nam đã làm con đê vĩ đại từ phà Gót- Cát Hải chạy về hướng Đông Nam. Con đê này đã ngăn được luồng phù sa theo tuyến số 2 màu đõ. Còn các tuyến dòng chảy 3, 4,5 vẩn đưa sa bồi qua sông Bạch Đằng, sông Chanh và các kênh khác để đổ về luồng Lạch Huyện. Việc nạo vét luồng Lạch Huyện và hệ thống chân cầu Tân Vũ đã kích thích sa bồi đổ nhanh hơn về luồng Lạch Huyện theo dòng chảy 3, 4 và 5.
Xây dựng theo thiên nhiên là nguyên lý của nền văn minh nhân loại. Việc nghiên cứu “Hướng dòng sông chảy ra biển ” là do thực tiển yêu cầu của địa lý Việt Nam. Ở các nước khác, hiện tượng trên rất ít phổ biến nên các nhà khoa học không quan tâm. Vì vậy hiểu được địa lý của địa phương là yếu tố cốt lõi để các dự án kiến quốc thành công.
KS Doãn Mạnh Dũng