Quan điểm: Thành phố Trường Sa, thủ phủ năng lượng xanh và công nghiệp nuôi biển

Quan điểm: Thành phố Trường Sa, thủ phủ năng lượng xanh và công nghiệp nuôi biển

    Quan điểm: Thành phố Trường Sa, thủ phủ năng lượng xanh và công nghiệp nuôi biển

    Ngày 2 tháng 4 năm 2023, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ công bố Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để trở thành Tỉnh trực thuộc Trung ương và huyện đảo Trường Sa. Tại phiên làm việc trước đó, vào ngày 13 tháng 3 năm 2023, Thủ tướng đã kết luận khi họp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa: xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

    Nhân sự kiện hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư của tỉnh Khánh Hòa và kỷ niệm 370 năm thành lập Tỉnh, ông Lê Ngọc Ánh Minh, chủ tịch điều hành Pacific Group kiêm chủ tịch CLB Hydrogen Việt Nam ASEAN chia sẻ một số sáng kiến phát triển Thành phố Trường Sa tương lai.

    Trường Sa là huyện đảo địa đầu của Tổ quốc nay đã gần hơn với đất liền qua bản quy hoạch mới của Chính phủ. Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa nói riêng và huyện Trường Sa nói chung đã tạo động lực rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư tự tin và năng động trong việc đầu tư, phát triển và khai phá vùng đất mới giàu tiềm năng này.

    Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió. Trường Sa sở hữu tài nguyên thiên nhiên vô tận: nguồn gió mạnh, nguồn nắng ấm, nguồn lợi hải sản khổng lồ và thuận tiện tiếp nhận thương thuyền quốc tế trên hải trình từ eo biển Malacca đi Đông Bắc Á. Trường Sa hoàn toàn có thể trở thành một đô thị thông minh và là nơi cung cấp năng lượng xanh bền vững cho Tổ quốc.

    [1] Thiết lập Trung tâm Năng lượng xanh Quốc gia Trường Sa

    Các tổ hợp năng lượng tái tạo quy mô lớn có thể được thiết lập tại Trường Sa để khai thác nguồn nắng, nguồn gió vô tận và vận chuyển về đất liền qua hệ thống cáp điện ngầm, đường ống dẫn hydrogen ngầm hoặc chở bằng tàu vận chuyển hydrogen, tàu vận chuyển điện theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, v.v.

    Một số công nghệ có thể đáp ứng việc khai thác nguồn năng lượng gió và nắng vô tận tại Trường Sa có thể kể đến như sau:

    Công nghệ tổ hợp điện gió, mặt trời và sóng biển của Octoteq, nhà phát triển đã hợp tác với Pacific Group. Mỗi tổ hợp thả bồng bềnh trên biển có công suất lên đến 86MW.

    Pacific Group và Octoteq hợp tác phát triển năng lượng tái tạo hỗn hợp ảnh 1

    Tham khảo tại: https://mekongasean.vn/pacific-group-va-octoteq-hop-tac-phat-trien-nang-luong-tai-tao-hon-hop-post4585.html

    Công nghệ chở điện vào bờ của PowerX Nhật Bản: Tàu chở điện PowerX có thể chở nguồn điện từ hải đảo Trường Sa vào chiết nạp trên bờ để cung ứng cho các khu kinh tế, khu công nghiệp ven bờ của tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên hoặc có thể chở xuất khẩu đi nước khác.

    Pacific Group

    Tham khảo tại: https://pcgroup.vn/powerx-tai-tao-nang-luong-truyen-ra-nuoc-ngoai-bang-tau-power-ark-bai-dang-cua-khach

    Công nghệ sản xuất hydrogen từ điện gió, điện mặt trời của tập đoàn Obayashi Nhật Bản. Hydrogen được lưu trữ và vận chuyển vào bờ bằng tàu theo công nghệ của Kawasaki Heavy Industries để phát điện hoặc đầu tư đường ống ngầm dưới đáy biển. Nguồn hydrogen xanh sản xuất từ năng lượng tái tạo vô tận cũng có thể xuất bán đi các nước Đông Bắc Á.

    Obayashi Corporation Selected As Equity Partner For Hydrogen Refuelling  Station Project By Ports Of Auckland Limited

    Tham khảo tại: https://vahc.net/obayashi-corporation-dau-tu-vao-afcryo-global-limited-mot-lien-doanh-moi-zealand-phat-trien-thiet-bi-hydro-bang-cong-nghe-tach-kinh-dong-lanh.html

    [2] Hình thành các khu ngư nghiệp công nghệ cao để khai thác nguồn lợi hải sản lớn xa bờ tại Trường Sa

    Các khu ngư nghiệp công nghệ cao bao gồm hậu cần nghề cá, trung tâm chế biến xuất khẩu. Trung tâm nuôi biển chọn lọc các loại thủy hải sản giá trị cao để nuôi trồng và xuất khẩu đi quốc tế.

    Moving into the Domestic Tuna Farming Business | Sojitz Corporation

    Ảnh: quần thể nuôi cá ngừ đại dương của Tập đoàn Sojitz tại Nhật Bản. Quốc gia hứng nhiều thiên tai bão tố như Nhật Bản đã hình thành được các tổ hợp ngư nghiệp công nghệ cao. Trường Sa của chúng ta sẽ đủ tự tin để hình thành hệ sinh thái nuôi biển này

    [3] Bước tiếp theo, khi có doanh thu lớn và thặng dư, là thiết lập thương cảng trung chuyển quốc tế để đón nhận các tàu thương mại cập bến tiếp tế trước hải trình tiếp theo

    Thương cảng trung chuyển Trường Sa có thể cạnh tranh trực tiếp với các thương cảng khu vực, biến Trường Sa thành đô thị cảng hàng đầu của khu vực, khai thác thế mạnh vị trí chiến lược nơi thương thuyền qua lại nhiều thứ 2 trên thế giới của Biển Đông

    40 bức ảnh Trường Sa đẹp ngỡ ngàng

    Zalo
    Hotline