Phát triển Công nghệ quốc phòng ‘Net-zero’ và Khái niệm về Chiến tranh Net-zero 2050

Phát triển Công nghệ quốc phòng ‘Net-zero’ và Khái niệm về Chiến tranh Net-zero 2050

    Phát triển Công nghệ quốc phòng ‘Net-zero’ và Khái niệm về Chiến tranh Net-zero 2050

    Lê Ngọc Ánh Minh, Chủ tịch Điều hành Pacific Group

    Rất nhiều quốc gia trên thế giới gồm cường quốc và tiểu quốc đặt mục tiêu phát thải ròng bằng không vào 2050 hoặc 2060. Phát thải ròng bằng không được hiểu rộng là tất cả các hoạt động của con người đều hạn chế thải khí CO2 và các khí, chất độc gây biến đổi khí hậu. Các ngành được tập trung chuyển đổi nhiều nhất là ngành năng lượng, vận tải và sản xuất.

    Các khu vực, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới luôn đối mặt với các xung đột vũ trang hoặc mỗi quốc gia tự tổ chức tập trận. Mỗi một đợt tập trận hay chiến tranh xảy ra, các bên sử dụng rất nhiều khí tài chiến đấu chạy động cơ xăng, dầu, đạn pháo, thuốc nổ, tên lửa xả thải lượng CO2 và chất độc gây ô nhiễm môi trường rất lớn mà mất hàng thế kỷ mới có thể phục hồi. Dường như, khi con người bị bất ổn về tâm lý, bị thù hằn, mâu thuẫn dẫn đến xung đột hoặc chiến tranh thì không có bên nào kiểm soát được lý trí về ‘net zero’ mặt dù quốc gia đó đã cam kết rất rõ về ‘net zero’. Câu hỏi đặt ra là liệu có chiến tranh net zero, một cuộc chiến không phát thải? Điều này hoàn toàn khả thi.


    Tập đoàn LandSpace của Trung Quốc phóng tên lửa không gian mê-tan đầu tiên trên thế giới, ảnh của Yicai Global

    Ngày 12 tháng 7 vừa qua, LandSpace, một công ty hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc, đã đưa thành công tên lửa không gian chứa oxy lỏng mê-tan đầu tiên trên thế giới vào quỹ đạo, một bước đột phá lớn trong việc sử dụng nhiên liệu đẩy tên lửa lỏng chi phí thấp.

    Tên lửa mang ZQ-2 Y2 được phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan ở tỉnh Cam Túc phía tây bắc Trung Quốc lúc 9 giờ sáng hôm nay, theo LandSpace. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết ZQ-2 Y2 sẽ sớm bắt đầu phóng hàng loạt, đồng thời cho biết thêm rằng họ sẽ cung cấp cho thị trường các tên lửa chi phí thấp, hiệu suất cao và công suất lớn.

    Với chiều dài 49,5m và rộng 3,35m, ZQ-2 Y2 có trọng lượng cất cánh 219 tấn. Vì khí mê-tan dễ dàng thu được và phù hợp để tái chế, tên lửa sử dụng cùng loại nhiên liệu đẩy như ZQ-2 Y2 rẻ hơn so với tên lửa thông thường sử dụng nhiên liệu trạng thái rắn, theo bản tin của Yicai Global. Các hãng tên lửa vũ trụ khác như SpaceX của tỉ phú Elon Mus hay i-Space của Trung Quốc ũng đang phát triển tên lửa oxy lỏng và metan lỏng. Thử nghiệm chiếc tên lửa khổng lồ Starship của SpaceX đã bị nổ, tuy là thất bại nhưng mở đường cho nghiên cứu phát triển tiếp theo về tên lửa nhiên liệu sạch. Việc Trung Quốc phóng thành công tên lửa vũ trụ vào quỹ đạo sử dụng nhiên liệu sạch, nếu như nguồn cung là metan sinh học.

    Ở cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và cuộc chiến trước đó giữa chiến tranh Azerbaijan và Armenia các bên tăng cường sử dụng máy bay không người lái dạng drone chở vũ khí để tấn công đối phương. Sử dụng phương tiện drone trong chiến đấu không chỉ giúp giảm tai nạn cho phi công mà còn giảm phát thải rất đáng kể khi chiếc drone tấn công sử dụng động cơ điện.

    Công nghệ quốc phòng ‘net zero’ và sáng kiến về chiến tranh ‘net zero 2050’

    Việt Nam, quốc gia khởi nghiệp chào đón khá nhiều nhà khởi nghiệp công nghệ. Đón đầu xu thế không phát thải, Việt Nam có thể tính toán về việc hội tụ công nghệ quốc phòng net zero vì chắc chắn nó sẽ là 1 xu hướng tương lai vì các quy định về chống biến đổi khí hậu đang ngày càng khắt khe mà các quốc gia phải tuân thủ. Hình thành cộng đồng công nghệ quốc phòng không phát thải như thiết bị bay drone động cơ điện, sản xuất nhiên liệu sinh học dùng cho quốc phòng (xe tăng, pháo tự hành, nhiên liệu cho phương tiện quốc phòng hạng nặng và hạng nhẹ), sản xuất thuốc nổ, thuốc súng không phát thải, công nghệ tác chiến điện tử, vũ khí laser, xung điện từ v.v.

    Song song đó, Việt Nam chúng ta có thể đề xuất sáng kiến về chiến tranh net zero lên Liên Hiệp quốc: đặt ra các quy định buộc các bên trong chiến sự cam kết sử dụng vũ khí không phát thải. Có thể tham khảo lộ trình không phát thải mà các quốc gia đang cam kết đối với khối dân sự và vạch ra lộ trình tương tự cho khối quốc phòng: lộ trình đến 2030, 2035, 2040, 2045, 2050, 2060, các quốc gia cam kết giảm phát thải ngành quốc phòng là bao nhiêu phần trăm để đảm bảo đến 2050, 2060 là phát thải ròng của ngành là 0%.

    Trước đây, nhân loại đã chứng kiến một số cuộc chiến tranh mà bên tham chiến đã dùng vũ khí sinh học, vũ khí hóa học hoặc vũ khí có tính hủy diệt cao như bom hạt nhân hòng giành chiến thắng nhanh nhất rồi sau đó, Liên hiệp quốc cùng các tổ chức quốc tế đã đặt ra các quy định cấm sử dụng các loại vũ khí này: Quốc gia nào sử dụng các loại vũ khí cấm sẽ chịu các lệnh trừng phạt, cấm vận về kinh tế v.v. Xu hướng chống biến đổi khí hậu của thế giới là không thể dừng lại được, trong đó, chiến tranh net zero sẽ thật sự giúp giảm thiệt hại về biến đổi khí hậu. Nhân loại tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để chống biến đổi khí hậu trong 1 thập kỷ nhưng, một cuộc chiến tranh tuy ngắn, sử dụng nhiều vũ khí thông thường quy mô lớn có thể biến kết quả chống biến đổi khí hậu của thập kỷ đó về số không hoặc số âm. Việc sớm đưa ra khái niệm chiến tranh net zero và phát triển công nghệ quốc phòng net zero sẽ đưa Việt Nam lên một vị thế mới trên trường quốc tế cả về kinh tế lẫn quốc phòng.

    Zalo
    Hotline