Buổi trao đổi với ông Hidetaka Aoki, Người sáng lập Sân bay Vũ trụ Nhật Bản về phát triển sản xuất hydro và sân bay vũ trụ
Pacific Group cùng với các đối tác Nhật Bản đang thực hiện khảo sát các khu vực và nghiên cứu tiền khả thi về việc thành lập sân bay vũ trụ tại Việt Nam. Đến nay, đoàn khảo sát đã thực hiện khảo sát trên 2 khu đất tại tỉnh Đạ Tẻh, Lâm Đồng và Ninh Thuận. Cả hai địa điểm đều chưa phù hợp và nhóm sẽ tiến hành khảo sát thêm tại các địa điểm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và Ninh Thuận.
Trong thời gian này, nhóm phỏng vấn ông Hidetaka Aoki, Người sáng lập Space Port Japan, một hiệp hội cảng vũ trụ ở Nhật Bản. Ông Aoki có kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan hàng không vũ trụ danh tiếng như NASA, JAXA và các công ty công nghiệp vũ trụ. Ông thành lập Space Port Japan, một trung tâm của Nhật Bản để thu thập nhân tài và nguồn lực của các ngành công nghiệp vũ trụ và cảng vũ trụ ở châu Á.
[1] Liệu hydro xanh và nhiên liệu sinh học khác có đóng vai trò chính trong việc phát triển tên lửa vũ trụ không?
Hydro xanh và nhiên liệu sinh học khác vẫn chỉ là một phần nhỏ của ngành công nghiệp vũ trụ. Dầu hỏa (hoặc Methane) và Oxy lỏng hiện nay là nhiên liệu được sử dụng rộng rãi cho tên lửa. Do vậy, tiềm năng phát triển hydrogen phục vụ công nghiệp hàng không nói chung và hàng không vũ trụ nói riêng là rất lớn.
[2] Nhiều quốc gia đặt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050, 2060 hoặc sớm hơn nhưng việc phóng tên lửa thực sự hủy hoại môi trường trên trái đất, nhiên liệu sạch cho tên lửa sẽ đóng vai trò lớn, bạn có nghĩ vậy không?
Với loại nhiên liệu nêu trên, lượng CO2 mà tên lửa thải ra là không đáng kể nếu so với ngành hàng không hay các hệ thống giao thông khác. Ngành hàng không vũ trụ và ngành hàng không nói chung đều phải chuyển đổi năng lượng sang năng lượng bền vững, giảm phát thải và hydrogen sẽ đóng vai trò chính trong tiến trình này.
[3] với dữ liệu lớn và viễn thông ngày càng phát triển, quản lý đất đai, biển và rừng cần nhiều vệ tinh hơn trong không gian. Các quốc gia, tập đoàn chờ đợi phóng vệ tinh lên vũ trụ, ông có nghĩ rằng các cảng không gian ở châu Á sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu trong những thập kỷ tới?
Đúng vậy! Chúng ta cần nhiều vệ tinh viễn thám hơn để theo dõi môi trường Trái đất và chúng ta có thể phóng thêm nhiều vệ tinh nhỏ hơn từ Châu Á. Đây là ngành kinh doanh rất tiềm năng ở Châu Á, nó giúp tạo ra nhiều việc làm ngành công nghệ, giúp tiến trình đổi mới sáng tạo phát triển tột bậc, giúp loài người chinh phục vũ trụ, giúp khai thác vũ trụ để phục vụ lợi ích đời sống, kinh tế trên Trái đất, v.v. Rất nhiều lợi ích. Doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội lớn này.