Bài viết của tiến sĩ Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo trên trang điện tử Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) về nguồn điện thế hệ mới: điện gió ngoài khơi (offshore wind). Việt Nam đang sở hữu các cơ hội vàng để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng vô tận này phục vụ cho nền kinh tế quốc gia cũng như xuất khẩu đi các nước
Điện gió ngoài khơi – nguồn điện thế hệ mới
Tiến sĩ Dư Văn Toán tại một hội thảo khoa học
Theo báo cáo thường niên “Lĩnh vực điện châu Âu năm 2019” do tổ chức nghiên cứu về khí hậu Sandbag hợp tác với tổ chức nghiên cứu Agora Energiewende vừa công bố, năm 2019, lần đầu tiên tại châu Âu điện gió và điện mặt trời có sản lượng cao hơn điện than.
Điện gió ngoài khơi – tài nguyên năng lượng tái tạo vô tận
Theo đánh giá của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) tài nguyên ĐGNKtoàn cầu có tiềm năngđạt 420000 TWh hàng năm nhiều gấp 18 lần nhu cầu hiện tại của toàn thế giới.
Từ năm 1991 với dự án ĐGNK đầu tiên tại Vindeby, Đan Mạch được xây dựng với 11 tuabin 450 kW, tổng công suất 5 MW tại độ sâu 4m gần bờ và đã được tháo dỡ năm 2017 với hơn 25 năm vòng đời. Gần đây các dự án ĐGNK đã lớn hơn rất nhiều lên đến vài GW với tuabin lớn hơn đến 12 MW và tại các độ sâu lớn gần 200m và xa bờ hơn 100 km. Trước năm 2016 thì giá thành đầu tư một MWh điện gió lên đến 200 USD, tuy nhiên gần đây với sự hoàn thiện pháp lý và công nghệ thì giá thành đã giảm tới khoảng 100 USD/1MWh và cá biệt có dự án đấu thầu tại Vương quốc Anh năm 2019 chỉ khoảng 50 USD/1 MWh.
Chia sẻ với vusta.vn, TS Dư Văn Toán - Viện Nghiên cứu biển và hải đảo cho hay, thị trường điện gió ngoài khơi gia tăng liên tục hàng năm 30% từ năm 2010 đến năm 2018. Hiện nay có khoảng 150 trang trại gió biển lớn đã hoạt động, và đặc biệt tăng mạnh năm 2018 tại Anh, Đức, Đan Mạch, Mỹ, Trung Quốc. Hiện nay châu Âu đã lắp đặt được 20 GW điện gió ngoài khơi và đã có chính sách hỗ trợ gia tăng gấp 4 lần đến năm 2030 lên 80 GW. IEA dự báo đến năm 2040 thì ĐGNK toàn cầu sẽ có số vốn đầu tư phát triển khoảng 1 ngàn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng công suất lắp đặt hàng năm là 13%. Các quốc gia, cũng là các trung tâm phát triển ĐGNK đến năm 2040 là EU (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ai len), UK, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan. Hiệu suất công suất lắp đặt của các trang trại ĐGNK đạt 50% cao hơn rất nhiều của điện mặt trời gần 20% và điện gió trên đất liền là 30%.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2019 thì Việt Nam có tiềm năng 475 GW ĐGNK tại vùng biển từ bờ ra đến 200 km. Hiện nay tổng các nhà máy điện của Việt Nam là 40 GW đang hoạt động với các nguồn chính là thủy điện, nhiệt điện than và cơ bản đang dần cạn kiệt. Vì vậy với tiềm năng ĐGNK gấp nhiều lấn công suất hiện có, có thể đáp ứng nhu cầu điện năng hiện tại và tương lai.
Vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía Nam có diện tích rộng khoảng 142000km có độ sâu từ 0m đến 60m có diện tích rộng khoảng có tiềm năng phát triển tốt điện gió biển rất tốt. Theo số liệu tốc độ gió thì vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m đạt hơn 7-10m/s. Hiện nay trang trại gió biển Bạc Liêu đầu tiên với công suất 100 MW đã hoạt động cung câp khoảng 300 triệu kWh/năm và tới năm 2025, lên tới 1.000 MW hay 3 tỷ kWh/năm.
Cụ thể, các trang trại tuabin gió tại Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi thọ tuốc bin 50 năm. Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân sách cho địa phương với nguồn thu ổn định, như tỉnh Bạc Liêu đạt 76 tỷ đồng/năm, khi hoàn thành trang trại gió 1000 MW sẽ lên tới gần 760 tỷ mỗi năm.
Việt Nam - Trung tâm điện gió ngoài khơi thế giới
Năm 2020, theo dự báo của Tổ chức năng lượng thế giới (IEA), Việt Nam sẽ là 1 trong 5 trung tâm điện gió biển khu vực Đông Nam Á của thế giới cũng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ. Hiện nay tính đến tháng 9 năm 2020 chúng ta đã có tổng số dự án điện gần bờ (nearshore) là 67 dự án với công suất là gần 10 GW và 14 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất là gần 30 GW, tức tổng số dự án sắp triển khai sẽ là 40 GW.
Hiện nay Dự án Thăng Long ngoài khơi Bình Thuận lớn nhất thế giới với công suất 3,4 GW đã thực hiện đo gió xong gia đoạn 1 (2019-2020) và sẽ bước sang giai đoạn 2 (2021-2025) triên khai xây dựng và phát điện vào lưới quốc gia. Dự án điện gió ngoài khơi La gàn 3,5 GW đang trong quá trình nghiên cứu khả thi từ năm 2020và có thể hoàn thành trước năm 2030 sẽ mang lại vị thế cường quốc ĐGNK với vị trí năm trong top 5 cho Việt Nam. Hiện nay trong năm 2019 Việt Nam đang đứng thứ 8 trong danh sách các quốc gia có điện gió ngoài khơi.
Cần có chiến lược phát triển đột phá - thí điểm phát triển Điện gió ngoài khơi
Tài nguyên năng lượng gió ngoài khơi là nguồn năng lượng mới và đang được đầu tư phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại ngày nay. Năng lượng gió trên biển được chuyển đổi thành điện năng nhờ các tuốc bin gió và được chế tạo với tuổi thọ cao hơn phù hợp với điều kiện khắc nghiệt trên biển.Mặt khác sẽ là những điểm tham quan, du lịch học tập, là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển của Tổ quốc.
Đặc biệt với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ban hành như NQTW 55, NQTW 36 về phát triển NLTT biển, điện gió ngoài khơi, năng lương sóng, thủy triều và hải lưu, và Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU sẽ có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 thì các nguồn vốn lớnvà công nghệ điện gió ngoài khơi từ EU dễ dàng tham gia phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Cơ hội hội tụ đủ cho Việt Nam có tiềm năng, đột phá đi đầu ASEAN, và trở thành một trung tâm ĐGNK lớn của thế giới và thúc đấy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển hỗ trợ và tương lai xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang khu vực ASEAN và lân cận
Để thực hiện được điều này cần phải có các chính sách quốc gia về điện gió ngoài khơi, TS Toán cho rằng, cần sớm xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển điện gió ngoài khơi; Phải sớm có quy hoạch không gian biển cho phát triển điện gió ngoài khơi, Việt Nam đi kèm với Kế hoạch hành động quốc gia về lộ trình các bước phát triển năng lượng gió biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện được khung thể chế chính sách quốc gia về cấp phép, thẩm định, đánh giá tác động môi trường, giao thuê biển, phát triển các dự án ĐGNK và các năng lượng biển khác; Xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về; Chính sách giá mua điện, đấu nối lưới điện quốc gia, chính sách thuê mặt biển, chính sách thuế cacbon của quốc gia.
Cần có Chương trình nghiên cứu khoa học về ĐGNK, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ; Đề án tích hợp phát triển kinh tế biển dựa vào ĐGNK; Đề án chuỗi cung ứng dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ và nhân lực phục vụ năng lượng gió biển;
Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án điện gió ngoài khơi xa bờ có công suất lớn hơn 500 MW.
Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, thử nghiệm công nghệ điện tái tạo biển mới, đồng thời, tích hợp các ngành kinh tế biển và năng lượng tái tạo biển, tham gia thành viên các Tổ chức quốc tế về ĐGNK, Tổ chức Năng lượng đại dương thế giới.